Hậu tổng thống Emilio Aguinaldo

Thời Mỹ thuộc

Aguinaldo và Quezon trong ngày Quốc kỳ năm 1935.

Thời Mỹ thuộc, Aguinaldo ủng hộ các tổ chức chủ trương lập tức độc lập và giúp các cựu chiến binh đấu tranh. Ông tổ chức Hiệp hội cựu chiến binh cách mạng để đảm bảo tiền trợ cấp cho các thành viên và tiến hành thu xếp để họ mua đất trả góp từ chính phủ.

Trưng bày Quốc kỳ Philippines bị xem là bất hợp pháp theo Đạo luật Phản loạn năm 1907. Tuy nhiên, đạo luật này được sửa đổi vào ngày 30 tháng 10 năm 1919.[17] Sau đó, Aguinaldo chuyển đổi nhà mình tại Kawit thành một nơi tưởng niệm quốc kỳ, cách mạng và tuyên ngôn độc lập. Tính đến năm 2015[cập nhật], nhà ông vẫn tồn tại và được gọi là Đền Aguinaldo.

Aguinaldo rút khỏi sinh hoạt công cộng trong nhiều năm, đến khi Thịnh vượng chung Philipines được thành lập vào năm 1935 nhằm chuẩn bị cho Philippines độc lập, ông tranh cử tổng thống, song thất cử trước Manuel L. Quezon.[lower-alpha 3] Hai người chính thức giảng hòa vào năm 1941, khi Tổng thống Quezon chuyển ngày Quốc kỳ sang 12 tháng 6 để kỷ niệm Tuyên ngôn độc lập Philippines.[17]

Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Philippines, Aguinaldo cộng tác với người Nhật, ông diễn thuyết và ban hành các bài viết và nói trên sóng phát thanh ủng hộ người Nhật, trong đó có một lời kêu gọi trên sóng phát thanh rằng Douglas MacArthur tại Corregidor đầu hàng để "tha cho thanh niên Philippines vô tội."[18][19](tr285) Ông giải thích hành động của mình, "Tôi chỉ nhớ đến cuộc chiến mà tôi lãnh đạo. Chúng tôi cũng có số lượng đông hơn, song liên tục triệt thoái. Tôi thấy binh sĩ của mình chết mà không có tác động gì đến các sự kiện sau này. Đối với tôi có lẽ điều đó đang diễn ra tại Bataan, và có vẻ dừng lại là một điều tốt lành."[20] Sau khi liên quân Mỹ và Philippines tái chiếm Philippines vào năm 1945, Aguinaldo bị bắt giữ cùng một số nhân vật khác bị cáo buộc cộng tác với người Nhật, và bị giam vài tháng trong nhà tù Bilibid.[21] Ông được phóng thích theo sắc lệnh của tổng thống.[22](tr2)

Aguinaldo ở tuổi 77 khi Chính phủ Hoa Kỳ công nhận Philippines độc lập theo Hiệp định Manila vào ngày 4 tháng 7 năm 1946, phù hợp với Đạo luật Tydings–McDuffie năm 1934.[23]

Thời kỳ hậu Mỹ

Năm 1950, Tổng thống Elpidio Quirino bổ nhiệm Aguinaldo làm một thành viên trong Hội đồng Quốc gia Philippine, ông dảm nhiệm một nhiệm kỳ trọn vẹn tại đây. Ông lại về hưu ngay sau đó, dành thời gian và chú ý của mình cho "lợi ích và phúc lợi" của cựu chiến binh.

Ông được Đại học Philippines phong hàm giáo sư luật vào năm 1953.

Ngày 12 tháng 5 năm, 1962, Tổng thống Diosdado Macapagal đổi kỷ niệm ngày độc lập từ 4 tháng 7 sang 12 tháng 6.[24] Dù sức khỏe yếu song Aguinaldo vẫn tham gia lễ kỷ niệm độc lập vào năm đó.[25] Đến ngày 4 tháng 8 năm 1964, Đạo luật Cộng hòa số 4166 công bố ngày 12 tháng 6 là ngày Độc lập và đổi tên ngày 4 tháng 7 thành ngày Cộng hòa.[26]

Qua đời và di sản

Mộ Aguinaldo tại Kawit.

Aguinaldo được đưa vào Trung tâm y tế Veterans Memorial tại thành phố Quezon vào ngày 5 tháng 10 năm 1962. Ông điều trị tại đây trong 469 ngày cho đến khi từ trần vì chứng huyết khối mạch vành ở tuổi 94 vào ngày 6 tháng 2 năm 1964. Trước khi qua đời một năm, ông quyên góp lô đất và dinh thự của mình cho chính phủ. Bất động sản này nay đóng vai trò là một đền để tưởng niệm tinh thần cách mạng 1896.[1]

Năm 1964, sách của ông được xuất bản với tiêu đề "Mga Gunita ng Himagsikan" Hồi ký Cách mạng. Ấn bản thứ nhì được sản xuất vào năm 1988 nhân 100 năm Philippines độc lập.

Năm 1985, Ngân hàng Trung ương Pilipinas phát hành tiền giấy mệnh giá 5 peso mới miêu tả một chân dung Aguinaldo ở mặt trước. Mặt sau của tiền thể hiện tuyên bố độc lập của Philippines vào ngày 12 tháng 6 năm 1898. Mẫu tiền này ngừng phát hành vào năm 1995, giấy bạc 5 peso mới có mặt trước in chân dung Aguinaldo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Emilio Aguinaldo http://philippine-revolution.110mb.com http://philippine-revolution.110mb.com/aguinaldo_d... http://www.authorama.com/true-version-of-the-phili... http://www.bibingka.com/phg/documents/jun12.htm http://www.britannica.com/eb/article-9004099/Emili... http://www.chanrobles.com/republicacts/republicact... http://www.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/98/0612/sr1.ht... http://www.ebook3000.com/dictionary/Southeast-Asia... http://books.google.com/books?id=BmpVY97KBJEC http://books.google.com/books?id=ZJlm7AQK-T4C